Thứ Tư, 11 tháng 11, 2015

Gọi điện đòi nợ thế nào cho hiệu quả

Trong suy nghĩ của nhiều doanh nghiệp cho rằng: gọi điện đòi nợ là biện pháp đơn giản, không nhiều tác dụng, không tạo được sức ép cho khách nợ dẫn đến kết quả thu nợ thấp; nên các doanh nghiệp không coi trọng sử dụng biện pháp gọi điện đòi nợ.
Gọi điện đòi nợ
Là một Đơn vị thu nợ chuyên nghiệp, Công ty chúng tôi đã nhận ra và khai thác được các chức năng, công dụng của phương tiện công nghệ này và áp dụng rất hiệu quả trong công tác thu hồi vốn cho khách hàng.
Như chúng ta biết: Điện thoại là phương tiện truyền tải thông tin của người gọi đến người nghe trực tiếp và nhanh nhất. Trong công tác thu nợ, gọi điện còn là một hình thái thể hiện được quan điểm, thiện chí hay thái độ quyết liệt yêu cầu giải quyết nợ của chủ nợ tới khách nợ. Chính điều đó, khách hàng cần sử dụng và khai thác tốt biện pháp này để mang lại hiệu quả trong công tác thu nợ, cụ thể như sau:

Gọi điện, thông tin truyền tải đòi nợ phải đến đúng người có thẩm quyền

            Bằng mọi cách, chúng ta gọi điện đòi nợ phải gọi đúng người có thẩm quyền nghĩa là người có vai trò quyết định đến việc thanh toán nợ thường là giám đốc, chủ tịch HĐQT hay chủ doanh nghiệp. Nhiều trường hợp, chúng ta chỉ gọi cho quản l‎‎ý cấp dưới hoặc người phụ trách giải quyết như kế toán trưởng, phó giám đốc…. Nếu như vậy, khả năng thu nợ là rất khó, vì thông tin đòi nợ không đến được người có thẩm quyền hoặc có đến nhưng đã bị sai lệch và sức ép bị giảm đi.
Thông tin trao đổi với khách nợ phải được lựa chọn, chuẩn bị cẩn thận. Không đơn thuần chỉ là thông tin trao đổi về quan điểm, kế hoạch thanh toán của khách nợ, mà phải là những thông tin được thu thập, cập nhật từ phía doanh nghiệp khách nợ, từ đối tác, bạn hàng của khách nợ như: tình hình hoạt động, khả năng thanh toán, đặc biệt là những nguồn thu đang và sẽ có của khách nợ...Thông thường khi làm việc hoặc gọi điện đòi nợ, khách nợ sẽ đưa ra những lời hứa hẹn, cam kết:  ”Hiện tại đang rất khó khăn, chưa có tiền và đợi có nguồn tiền về sẽ thanh toán ngay…”  Vì thế, chúng ta phải thu thập, chuẩn bị thông tin và kiểm tra chéo những thông tin để chúng ta có căn cứ trao đổi hoặc phản biện lại cho khách nợ.
            Mặt khác, chúng ta cũng có thể phải thu thập những thông tin gây bất lợi cho khách nợ và có lợi cho chúng ta trong việc thúc ép trả nợ. Những thông tin như: về việc khách nợ mua bán, sử dụng hàng hóa kém chất lượng, thông tin về kê khai khống hóa đơn GTGT, thông tin khách nợ bị nợ nần nhiều như nợ thuế, nợ bảo hiểm …Chúng ta phải sử dụng những thông tin này để trao đổi thẳng thắn với khách nợ khi cần thiết sẽ có tác dụng nhất định trong công tác thu hồi nợ.
Gọi điện đúng người có thẩm quyền, thông tin thu thập và truyền tải đầy đủ đến khách nợ, chắc chắn khả năng khách hàng sẽ cân đối thanh toán nợ cho chúng ta nhiều hơn việc họ chỉ đưa ra những lời hứa hẹn, cam kết thiếu căn cứ.

Tần suất và thời điểm gọi điện phụ thuộc vào sự thiện chí của khách nợ

            Điện thoại đòi nợ cũng nên lựa chọn, cân nhắc đến thời điểm, tần suất gọi cho khách nợ. Nếu khách nợ có thiện chí thanh toán, chúng ta chỉ cần gọi điện một vài lần để nhắc nhở họ nhớ lịch để thanh toán. Ngược lại, khách nợ không thiện chí chúng ta phải thường xuyên, nâng tần suất gọi điện, bám sát thúc đòi nợ. Khách nợ sẽ không nghe thậm chí là tắt máy điện thoại khi bị gọi điện đòi nợ quá nhiều. Nên người gọi điện phải biết lựa chọn thời điểm cũng như tần suất gọi; không nhiều nhưng phải vừa đủ, không thường xuyên nhưng phải gọi điện đòi nợ vào buổi sáng sớm hoặc chiều muộn để nhắc khách nợ thanh toán. Chúng ta nên tránh tạo ra sự căng thẳng, ức chế cho khách nợ khi trao đổi đặc biệt là việc đe dọa khởi kiện hoặc sử dụng biện pháp pháp lý khác để đòi nợ.
Muốn duy trì được cuộc điện thoại với khách nợ đủ lâu và với tần suất nhiều hơn mà khách nợ vấn sẵn sàng nghe, đòi hỏi người gọi phải có khả năng thuyết phục, biết phân tích cũng như thông tin trao đổi với khách nợ phải đa dạng, thiết thực. Ngoài thông tin đòi nợ phải có những thông tin hữu ích, cần thiết cho khách nợ. Chúng ta phải luôn suy nghĩ và xác định: Gọi điện đàm phán đòi nợ cũng giống như đàm phán thương thảo để ký kết hợp tác một thương vụ mới. Cũng phải cân nhắc đến cái được và cái mất cho đối tác và cho cả hai bên. Chúng ta phát huy toàn bộ sức mạnh đàm phán của chúng ta để khai thác, khắc chế những điểm yếu, bất lợi của đối tác; có như vậy khả năng đàm phán thu hồi nợ qua điện thoại mới mang lại kết quả cao.

Nhẹ nhàng nhưng quyết liệt trong khi gọi điện đòi nợ

Khi gọi điện thoại đòi nợ, tại sao chúng ta đã rất nhẹ nhàng, thiện chí hoặc cũng đã rất quyết liệt, gay gắt với khách nợ nhưng kết quả thu nợ vẫn không cao, khách nợ chỉ hứa hẹn, không thanh toán?
Theo quan điểm và kinh nghiệm của công ty thu nợ DFC chúng tôi cho rằng: Bản thân khách nợ cũng gặp và đã sử dụng cách thức như vậy để gọi điện nhắc nợ. Cho nên, sự nhẹ nhàng hay quyết liệt trong khi gọi điện không mang lại kết quả thu hồi nợ cao. Nhẹ nhàng, thiện chí và cả quyết liệt gay gắt rồi nhưng khách nợ vẫn không thanh toán, vậy thì phải gọi điện thế nào cho hiệu quả?
Như chúng ta thường thấy: sau khi gọi điện đòi nợ nhẹ nhàng, thiện chí mà  khách nợ không trả nợ. Các chủ nợ thường gọi điện đe dọa khách nợ sẽ dùng biện pháp pháp lý hoặc khởi kiện nhằm thu hồi vốn. Nếu đơn thuần chỉ dừng ở việc đe dọa hoặc có khởi kiện nhưng vẫn chỉ là những vụ kiện thông thường mà khách nợ thường thấy thì không gây được sức ép với khách nợ, không đủ mạnh để buộc khách nợ phải thanh toán.
Do đó, chúng ta không nên lựa chọn giải pháp đe dọa khởi kiện này để trao đổi với khách nợ, thậm chí nếu áp dụng còn phản tác dụng. Chúng ta phải bằng cách nào đó, gián tiếp hay trực tiếp cho khách nợ biết rằng: trên cơ sở những thông tin chúng ta thu thập được từ phía doanh nghiệp khách nợ, nếu chúng ta áp dụng những biện pháp thu nợ cần thiết khác hoặc để thông tin này cho bạn hàng đối tác của khách nợ biết; chắc chắn uy tín, thương hiệu và gây thiệt hại trực tiếp đến kinh tế của khách nợ. Khi đó, cơ hội khách nợ thanh toán công nợ cao hơn rất nhiều so với việc đe dọa khởi kiện hoặc khởi kiện thông thường.

Tóm lại, gọi điện đòi nợ là một trong những biện pháp thu nợ sẽ mang lại kết quả nếu người đòi nợ biết khai thác vận dụng và trao đổi thông tin một cách đầy đủ cho khách nợ. Trường hợp đã sử dụng, khai thác và truyền tải hết thông tin cho khách nợ mà vẫn không thu hồ được vốn, các chủ nợ nhanh chóng phải tìm biện pháp thu nợ khác thay thế. Nếu không cơ hội thu sẽ rất thấp và khả năng thu nợ sẽ bị kéo dài.