Thứ nhất, thường xuyên giữ liên lạc.
Bạn hãy giữ liên lạc thường xuyên với người vay, để họ ý thức được khoản tiền
nợ bạn đồng thời có thể nắm được tình hình tài chính của người vay. Người vay
mượn tiền của bạn để làm một công việc gì đó nên thỉnh thoảng bạn có thể hỏi
thăm xem họ đã thực hiện được công việc đó chưa, điều này là một cách khéo léo,
cho bạn của bạn thấy rằng bạn không hề quên khoản tiền đó.
Thứ hai, trao đổi thẳng thắn ngay từ đầu. Thực tế xảy ra trường hợp,
vì có mối quan hệ thân quen, nên cả hai bên đều e ngại, không quy định rõ ràng
về khoản vay, làm cho việc đòi nợ về sau trở nên khó đòi. Theo nguyên tắc “ Mất
lòng trước, được lòng sau” thì giữa hai bên phải có những thỏa thuận rõ
ràng ngay từ đầu, hãy để cho người vay biết khi nào bạn cần đến khoản tiền đó..
Bên cạnh đó, trước khi hết thời hạn vay tiền, bạn nên liên lạc trước một thời
gian nhất định để người vay có thể chuẩn bị.
Thứ ba, đề nghị trả nợ một cách nghiêm túc. Đến thời hạn trả mà người
vay không nhắc đến chuyện trả tiền cho bạn thì bạn không nên bỏ qua sự im lặng
đó, bạn không nên vì nể nả mà cho người vay khất việc trả tiền mà phải chủ động
liên hệ, đưa ra yêu cầu trả nợ một cách thẳng thắn. Việc này giúp bạn biết được
lý do mà anh bạn kia không trả tiền đúng thời hạn. Đồng thời, khi hai bên ngồi
lại với nhau bàn bạc cho thấy bạn thể hiện sự quan tâm, muốn tìm cách giải
quyết tốt nhất. Mặt khác, đối với khoản nợ nhỏ bạn cũng cần phải thẳng thắn,
giữ nguyên lập trường của mình, vì nếu bỏ qua một lần họ sẽ tái diễn lần sau và
bạn vừa mất tiền mà tình cảm giữa hai bên lại dần dần rạn nứt.
Thứ tư, yêu cầu trả nợ nhiều lần. Đây là cách thức mang tính
rủi ro mà chắc chắn người cho vay sẽ không thích, họ muốn thu hồi lại một cách
nhanh chóng toàn bộ số tiền mình đã cho vay. Tuy nhiên, đây lại là cách hay,
“còn nước còn tát” trong trường hợp hiện tại người vay chưa có khả năng trả nợ
cho bạn.